Cảm biến oxy (oxygen sensor) là một thiết bị quan trọng trên xe ô tô, giúp đo lường lượng khí độc hại được thải ra từ động cơ và điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu để giảm thiểu khí thải. Bộ phận này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu của động cơ. Tuy nhiên, nếu cảm biến oxy gặp vấn đề, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của động cơ, gây tình trạng hao xăng và mùi khó chịu khi đốt cháy. Nếu đèn Check Engine trên xe ô tô của bạn sáng và bạn nghi ngờ cảm biến oxy đang gặp vấn đề, hãy tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng và cách xử lý hiệu quả trong bài viết này. Cảm biến oxy trên ô tô Cảm Biến Oxy Làm Việc Như Thế Nào? Nhiệm vụ của cảm biến oxy là đo lượng oxy còn dư trong khí thải động cơ ô tô và truyền tín hiệu về hệ thống điều khiển ECU. Khi lượng oxy trong khí thải giảm, điện áp đầu ra của cảm biến sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi lượng oxy tăng, điện áp đầu ra của cảm biến sẽ tăng lên. Từ những thông số này, hệ thống ECU sẽ tính toán, điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và khí nạp vào để động cơ hoạt động hiệu quả nhất. Hiện có hai loại cảm biến oxy thông dụng: Cảm biến nung nóng (Oxy Narrowband) và Cảm biến không nung nóng (Oxy Sensor). Cấu tạo của cảm biến Oxy Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau nhưng đều thường gặp những lỗi sau: Cảm biến bị bám bẩn. Cảm biến bị cong, đứt dây điện, gãy. Cảm biến chết. Những Dấu Hiệu Cho Thấy Cảm Biến Oxy Bị Lỗi Khi cảm biến oxy bị lỗi sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau trên xe ô tô. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cảm biến oxy bị lỗi: Xe hao xăng trông thấy Khi cảm biến oxy bị lỗi sẽ không truyền tín hiệu về chính xác. Lúc này hệ thống ECU không thể phân tích đúng lượng nhiên liệu nạp vào, dẫn đến bơm nhiên liệu vào nhiều, gây “thừa xăng”. Nếu không sớm khắc phục thì tình trạng hao xăng sẽ ngày càng tăng. Động cơ hoạt động không ổn định Cảm biến oxy bị lỗi cũng có thể khiến động cơ hoạt động không ổn định, giảm hiệu suất, gây ra sự rung lắc, khó khởi động hay giảm tốc độ của xe. Mùi xăng sống khó chịu Mùi xăng sống rõ rệt cũng là một dấu hiệu cho thấy cảm biến oxy của ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân là do nhiên liệu được bơm vào buồng đốt quá nhiều trong khi lượng oxy lại ít khiến xăng bị thừa. Lượng xăng dư thừa này sẽ được tống ra ngoài theo đường ống xả nên gây ra mùi khó chịu. Đèn Check Engine bật sáng Cảm biến oxy bị lỗi thì đèn Check Engine sáng Đèn Check Engine sáng khi động cơ hoặc các bộ phận liên quan xảy ra lỗi. Vì thế, nếu đèn này sáng thì có khả năng cảm biến oxy bị lỗi. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào, nên kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình. Cách Kiểm Tra Cảm Biến Oxy Để tự kiểm tra cảm biến oxy đơn giản tại nhà, bạn có thể sử dụng Volt kế. Cách dùng như sau: Bước 1: Kết nối đầu âm (-) dây đo với sườn xe hoặc thân máy, đầu dương (+) với đầu ra của cảm biến oxy. Khi máy xe đang nóng, bạn mở khóa nhưng không nổ máy. Nếu điện thế từ cảm biến ở mức 0.4 – 0.45 V thì bình thường. Bước 2: Tháo rời đầu nối cảm biến oxy để kết nối với Volt kế, nổ máy xe và tăng giảm ga. Nếu thấy điện thế giao động trong khoảng 0.5 V thì cảm biến oxy vẫn bình thường, quá mức này thì có thể đang gặp vấn đề. Cách Kiểm Tra Cảm Biến Oxy Nếu bạn không chắc chắn về cách kiểm tra cảm biến oxy, tốt nhất nên đưa xe đến gara ô tô a uy tín để được xác định và sửa chữa kịp thời. Hướng Dẫn Vệ Sinh Cảm Biến Oxy Vệ sinh cảm biến oxy định kỳ sẽ giúp bộ phận này hoạt động đúng cách và kéo dài tuổi thọ. Nếu bạn muốn tự kiểm tra và vệ sinh cảm biến oxy tại nhà, có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Cần chuẩn bị những dụng cụ như kính, găng tay, kích nâng ô tô, thùng chứa, bàn chải mềm, dung dịch vệ sinh chuyên dụng,… Bước 2: Tắt động cơ và xác định vị trí cảm biến: Trước khi bắt đầu vệ sinh cảm biến oxy, bạn nên tắt động cơ và đợi cho động cơ nguội hoàn toàn. Sử dụng kích nâng xe và xác định vị trí của cảm biến oxy. Bước 3: Loại bỏ cặn bẩn: Lấy một bàn chải mềm để loại bỏ cặn bẩn và bụi trên bề mặt cảm biến oxy để không gây xước. Bước 4: Xịt vệ sinh: Dùng dung dịch chuyên dụng để xịt vệ sinh cảm biến oxy và để yên 10 phút. Bạn có thể mua sản phẩm tại các cửa hàng bán linh kiện ô tô hoặc gara sửa chữa ô tô. Bước 5: Lau sạch bằng khăn mềm: Lấy khăn mềm để lau sạch bề mặt cảm biến oxy. Có thể lặp lại bước dùng bàn chải và xịt vệ sinh nếu cảm thấy bề mặt cảm biến oxy chưa sạch hoàn toàn. Bước 6: Kiểm tra lại trạng thái của cảm biến. Dùng Volt kế để kiểm tra hoạt động của cảm biến. Nếu cảm biến có vấn đề, bạn có thể đem đến gara để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới. Trên đây là những thông tin cần biết về cảm biến oxy: nguyên nhân, tình trạng và cách xử lý. Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn. Mọi thắc mắc về các tình trạng xe, dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô, bạn có thể liên hệ với Thanh Phong Auto để được tư vấn tận tình! Nguồn: https://thanhphongauto.com/xe-bao-loi-cam-bien-oxy/