Nhà giá rẻ: Muốn sống “xanh” phải chấp nhận xa trung tâm

Thảo luận trong 'Nhà đất, bất động sản' bắt đầu bởi quocphuong13, 5/12/16.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ với người có thu nhập cao, người có thu nhập trung bình và thấp cũng có nhu cầu tận hưởng cuộc sống "xanh" khi mua nhà tại các dự án nhà ở giá rẻ. Nhưng không dễ để có thể làm được điều đó, nhất là với các dự án nội đô.
    >> chung cư bến xe lương yên
    Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) đã khai trường căn hộ mẫu Ecohomes Phúc Lợi tại địa chỉ phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Với mức giá 16,5 triệu đồng/m2, Ecohomes Phúc Lợi được coi là dự án giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng chỉ xanh quốc tế EDGE. Trước đó, hai dự án nhà ở xã hội theo tiêu chuẩn xanh là Ecohome 1, Ecohome 2 tại thôn Kẻ Vẽ, phường Đông Ngạc, quận Nam Từ Liêm của Capital House cũng đã được ra mắt thị trường.
    >> dự án bến xe lương yên
    Một dự án "xanh" khác có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn, phù hợp với nhiều người được công bố trong thời gian vừa qua là Tổ hợp tháp Sky 2, khu căn hộ Aqua Bay Sky Residences, thuộc dự án Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
    >> căn hộ chung cư lương yên
    Đây chỉ là những dự án xanh hiếm hoi có mức giá mềm tại Hà Nội. Song, các dự án này lại cách khá xa so với trung tâm Thành phố. Được biết, các dự án của Capital House cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng trên 10 km, còn Ecopark cách trung tâm Hà Nội cũng khoảng 15 km.


    Những dự án bất động sản “xanh” có giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn
    không nhiều và thường xa trung tâm
    Theo khảo sát của PV, hầu như tại khu trung tâm Hà Nội, không có dự án "xanh" nào thuộc phân khúc nhà giá thấp. Mức giá cho các dự án được quảng bá là "xanh" trong khu vực các quận nội đô Hà Nội thấp nhất là khoảng 27 - 28 triệu đồng/m2 và cao nhất lên tới trên 50 triệu đồng/m2.

    Ông Đặng Thành Long, Giám đốc điều hành Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) lý giải, vấn đề nằm ở chỗ, nếu như ở nước ngoài, ngay khi bắt đầu có ý tưởng, chủ đầu tư đã phải tìm kiếm tiêu chí về chứng nhận công trình xanh rồi mới thuê kiến trúc sư, thì tại Việt Nam lại ngược lại, dự án đã thiết kế xong, triển khai rồi mới tìm hiểu các tiêu chí để cấp chứng chỉ xanh.

    Vì vậy, rất khó để được cấp khi cấu trúc công trình đã hoàn thành. Cách duy nhất là phải đầu tư trang thiết bị hệ thống vận hành thông minh hiện đại mới có thể giảm tiêu thị nhiên liệu, nhờ đó phần nào xanh hóa được công trình.

    Với hầu hết các dự án thuộc các quận nội đô hoặc sát trung tâm, các đồ án quy hoạch đã được duyệt từ cách đây nhiều năm, vì vậy việc triển khai "xanh" hóa dự án sẽ khiến đội chi phí và chi phí này được tính vào giá bán, đẩy giá thành lên cao.

    Theo đại diện một doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai các dự án "xanh" có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, dự án càng sát nội đô, giá đất càng đắt, thì với mong muốn tối ưu hóa lợi nhuận, không dại gì các doanh nghiệp triển khai dự án giá rẻ, chưa nói đến việc vừa "xanh" lại vừa rẻ.

    Vị giám đốc trên chia sẻ, con số đầu tư phát triển các dự án căn hộ trung và cao cấp có lời nhuận trung bình từ 25 - 30% dù không ai thừa nhận, song cũng không nhiều người phủ nhận, có thể giải thích phần nào cho câu chuyện này.

    Các chuyên gia BĐS đánh giá, khi đầu tư dự án BĐS, điều quan trọng nhất là cần đặt vào vị thế của khách hàng, cộng đồng dân cư sau này. Nếu có thể thỏa mãn được nhu cầu và đáp ứng lợi ích tối đa cho khách hàng thì giá trị uy tín, cũng như thương hiệu của các chủ đầu tư cũng sẽ được khẳng định.

    Những điều này thoạt nghe có thể là lý thuyết, nhưng sự thăng trầm của thị trường vừa qua đã chứng minh rằng, giai đoạn kinh doanh BĐS là ngành kiếm siêu lợi nhuận đã qua. Nếu chủ đầu tư muốn đi lâu dài trên thị trường, chỉ còn cách chia sẻ lợi ích với khách hàng. Tuy nhiên, việc chia sẻ như thế nào và chia sẻ ra sao vẫn là câu hỏi khó với nhiều doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh địa ốc.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này